Xương Rồng Thiếu Nắng: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc

Xương Rồng Thiếu Nắng: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc

Cây xương rồng là dòng cây dễ thích nghi với môi trường và phổ biến đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, tình trạng xương rồng thiếu nắng là vấn đề trăn trở, lo lắng của không ít bạn trẻ. Hiểu được điều này, Vườn Xuân Phong sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách trồng và chăm sóc xương rồng thiếu nắng. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đôi Nét Về Cây Xương Rồng

Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, thuộc họ Cactaceae. Chúng nổi tiếng vì được biết đến với đặc điểm sinh tồn và vẻ đẹp độc đáo, khác biệt so với các loại thực vật khác. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở những vùng sa mạc khô cằn, nơi khan hiếm nước. Thân cây mọng nước chính là để giảm sự thoát hơi nước, duy trì sự sống qua những ngày hạn kéo dài. Lá cây dày, bên ngoài có những gai nhọn bao phủ giúp bảo vệ thân cây khỏi các loài thú.

Chúng có sức sống mãnh liệt và tuổi thọ được đánh giá cực kỳ cao. Vì vậy, xương rồng là biểu tượng của sự bền bỉ, kiên cường vượt qua mọi hoàn cảnh, khiến chúng trở thành món quà ý nghĩa và chu đáo hơn cả.

Tình Trạng Xương Rồng Thiếu Nắng

Bạn đang đọc Xương Rồng Thiếu Nắng: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc ở chuyên mục Nông Nghiệp trên website Vườn Xuân Phong

Có thể bạn đã biết, xương rồng là loài cây ưa nắng và thường sống ở những vùng đất khô cằn. Chúng đã tiến hóa để phát triển mạnh trong môi trường có nhiều ánh sáng mặt trời và chúng có thể chịu được ánh nắng trực tiếp. Xương rồng cần nhiều ánh sáng, hầu hết chúng có thể chịu được ánh nắng gay gắt trong thời gian ngắn.

Tình Trạng Xương Rồng Thiếu Nắng
Tình Trạng Xương Rồng Thiếu Nắng

Nguyên nhân xương rồng thiếu nắng

Ánh sáng, ánh nắng không đủ là vấn đề thường gặp đối với những người trồng xương rồng. Trong điều kiện ánh sáng yếu, xương rồng có thể biểu hiện tình trạng phân hủy. Lúc này thân cây thon dài, nhưng khá yếu khi cây vươn dài về phía ánh sáng sẵn có khiến chúng dễ bị rụng lá hơn.

Xem thêm:  Nguyên Nhân Cây Ớt Bị Vàng Lá Là Gì?

Điều này có thể dẫn đến vẻ ngoài mất thẩm mỹ và giảm đi tính toàn vẹn cấu trúc của xương rồng. Không những vậy, thiếu nắng cũng hạn chế khả năng quang hợp của xương rồng, dẫn đến cây suy yếu và tăng trưởng chậm. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến việc ra hoa, dẫn đến hoa nhỏ hơn hoặc ít hơn, có khi còn không ra được bông nào.

Cách điều trị xương rồng thiếu nắng

  • Đặt cây xương rồng ở nơi chúng có thể nhận được lượng ánh sáng phù hợp. Nếu trồng trong nhà, hãy đặt chúng gần cửa quay về hướng Nam, nơi nhận được nhiều ánh nắng trực tiếp mỗi ngày.
  • Hãy đảm bảo xương rồng nhận được ít nhất 4 – 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày, để cây nhận nắng đủ. Nếu ánh sáng tự nhiên từ mặt trời không đủ, bạn cần cân nhắc sử dụng đèn trồng cây nhân tạo để bổ sung ánh sáng giúp cây phát triển tốt hơn.
  • Mặt khác, trong khi xương rồng đặc tính vốn có của chúng là thích nghi để phát triển mạnh trong điều kiện nắng và ánh sáng. Tuy nhiên, nếu cây hấp thụ ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể dẫn đến những tổn thương ở mô thực vật. Từ đó, khiến các vùng bị tẩy trắng, đổi màu trên bề mặt cây, có thể gây ra tình trạng bị cháy nắng.
  • Để tránh bị cháy nắng trên xương rồng, sử dụng rèm mỏng hoặc vải che nắng để giảm cường độ và lọc bớt ánh sáng mặt trời.
  • Nếu bạn định di chuyển xương rồng từ trong nhà hoặc nơi có bóng râm lâu ngày, ra nơi có ánh nắng trực tiếp. Bạn hãy lưu ý làm cho cây thích nghi dần giúp chúng cân bằng lại điều kiện thời tiết. Bắt đầu bằng cách đặt xương rồng ở nơi có ánh sáng gián tiếp. Sau đó mới đặt cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian ngắn vài ngày cho đến vài tuần.
Xem thêm:  Trồng Rau Nhà Kính Có Lợi Ích Gì? Nên Trồng Loại Cây Nào?

Cách Trồng Và Chăm Sóc Xương Rồng

Bên cạnh tình trạng xương rồng thiếu nắng thì còn một số vấn đề thường gặp như bị thối rễ, thiếu nước, sâu bệnh tấn công,… Chính vì thế, bạn cần nắm rõ cách trồng cũng như cách chăm sóc để xương rồng khỏe mạnh, tránh gặp những tình trạng như trên.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Xương Rồng
Cách Trồng Và Chăm Sóc Xương Rồng

Cách trồng xương rồng

  • Hạt giống: Lựa chọn hạt giống chất lượng, kỹ càng để cây có thể thích nghi với điều kiện trồng trong nhà hay trồng ngoài vườn. Đồng thời có thể chịu được khí hậu tại Việt Nam. Khi mua về, ngâm hạt giống với nước từ 6 – 8 tiếng, rồi ủ hạt cho đến khi tách vỏ mầm chồi non.
  • Đất trồng: Cần chọn lọc khu vực đất tơi xốp, có độ ẩm vừa phải. Tránh trường hợp đất quá ẩm ướt khiến hạt thối không nảy mầm được. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ để bón lót dưới bề mặt gieo hạt.
  • Gieo hạt: Bạn cần gieo hạt xuống thùng xốp hay vườn ươm trước khi gieo thẳng hạt vào chậu. Gieo hạt xuống đất đã chuẩn bị trước đó, lấp nhẹ đất lên không nên nén quá chặt nếu không đất bị cứng và sẽ khiến hạt không thể bật chồi. Sau khi gieo xong, bạn có thể phủ một lớp màng bọc thực phẩm.

Trồng bằng phương pháp này hạt sẽ nảy mầm trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Khi cây xương rồng ra gai có thể bỏ màng bọc thực phẩm đi. Dùng ngón tay trỏ ấn xuống kiểm tra độ ẩm của đất, không được để quá khô dễ bay các chất dinh dưỡng.

  • Khi cây phát triển thành nhánh nhỏ thì có thể trồng cây vào chậu, đảm bảo chậu trồng phải có chỗ thoát nước. Lúc này cây còn yếu chỉ nên để chỗ thoáng mát, có bóng râm. Giúp cây có thời gian phục hồi và đâm rễ bám chắc vào đất để hút dưỡng chất nuôi thân. Sau khoảng 2 – 3 tuần cây đã phát triển thuận lợi hơn thì mang cây ra chỗ nhiều ánh nắng.
Xem thêm:  Top 5 Thuốc Kích Rễ Tốt Nhất Cho Hoa Lan

Cách chăm sóc xương rồng

  • Tưới nước: Lượng nước tưới phải thích hợp, chỉ cần tưới 3 lần mỗi tuần để đất đủ ẩm. Nếu như thời tiết mưa chỉ cần tưới 1 lần/ tuần, chú ý quan sát cây tránh bị úng nước, thối rễ.
  • Dinh dưỡng: Mặc dù cây xương rồng có đặc tính thích nghi với môi trường sa mạc. Tuy nhiên, cách chăm sóc xương rồng cũng không khác mấy những cây cảnh thông thường. Xương rồng vẫn nên được bón phân, thêm các chất dinh dưỡng cho cây với liều lượng cần ít hơn một chút so với các loại cây khác. Tránh bón phân cho xương rồng vào thời điểm từ tháng 10 – tháng 12, vì lúc này cây đang ngủ đông hấp thụ dinh dưỡng không hiệu quả.
  • Sâu bệnh gây hại: Dù là loại cây chịu được điều kiện khắc nghiệt và có khả năng kháng bệnh. Nhưng chúng cũng không hoàn toàn miễn nhiễm, có thể bị nhiễm nấm hay sâu bệnh tấn công. Bởi vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra cây ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn. Bên cạnh đó, sử dụng bông gòn có tẩm cồn để rửa trực tiếp lên chỗ bị nhiễm bệnh. Hoặc dùng thuốc diệt trừ sâu bọ có thành phần an toàn để phun cho cây với chỉ định 1 lần mỗi tháng.

Kết Luận

Hy vọng với những gì mà Vườn Xuân Phong đã chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có được những kinh nghiệm hữu ích nhất về nguyên nhân và cách chăm sóc cây xương rồng thiếu nắng. Mong rằng những chậu xương rồng khỏe mạnh, xanh tươi sẽ mang tới ý nghĩa tốt đẹp cho môi trường sống của bạn.

Avatar
Vườn Xuân Phong - Điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, nơi chia sẻ kỹ năng và niềm đam mê về trồng trọt và làm đẹp vườn nhà.
Back To Top