Ngoài những ngôi nhà ở vùng quê, những hộ dân ở vùng thành thị chỉ cần có sân thượng hay 1 góc sân vừa đủ cũng có thể trồng cây vối trong chậu, vừa để làm cảnh, vừa có lá vối uống tốt cho sức khỏe. Không ít người sẽ băn khoăn rằng liệu cây vối có thể phát triển tốt trong điều kiện đất trồng chật hẹp không? Sau đây Vườn Xuân Phong sẽ giải đáp cho bạn về đặc điểm, cũng như cách trồng cây vối trong chậu đơn giản mà lại dễ dàng chăm sóc tại nhà nhé!
Cây Vối Có Mấy Loại?
- Cây vối còn được gọi là cây trâm nắp, có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, họ Sim Myrtaceae. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở các nước Châu Á. Phân bố ở nước ta chủ yếu ở trung du Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và vùng đồng bằng,…
- Cây vối chia làm 2 loại chính đó là: Vối nếp có lá nhỏ, màu vàng xanh, về hương vị có vị thơm đậm đà. Và vối tẻ có lá to hơn bàn tay, màu xanh sẫm, hình thoi, khi nấu không có mùi thơm bằng lá vối nếp. Ngoài ra, còn có cây vối thuốc lá đơn nguyên, màu xanh đậm, dáng lá hình trái xoan và nhọn dần về phía đầu.
- Cây vối nói chung có khá nhiều tác dụng tuyệt vời trong đời sống hiện nay, đặc biệt là lá vối. Trong lá vối có chất tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và chống lại các chất kích thích. Hơn nữa, tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh có lợi. Nó có khả năng ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người.
Hướng Dẫn Trồng Cây Vối Trong Chậu Đơn Giản Tại Nhà
Khâu chuẩn bị
Chuẩn bị chọn giống cây lá vối
Bạn cần lựa chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, lá xanh, thân cây mập, có nhiều ngọn và cây vươn các tán đều. Tốt nhất bạn nên chọn mua ở những cửa hàng cây giống chất lượng, uy tín. Cây trồng trong chậu có thế có chiều cao từ 35cm – 2m, thân phải hóa gỗ có màu nâu sẫm có tán lá rộng và nhiều lá.
Ngoài ra, bạn có thể trồng cây vối bằng cách gieo hạt hoặc bằng cành. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt vối sẽ mất khá nhiều thời gian và tốn công chăm sóc hơn.
Chuẩn bị ánh sáng và đất
Cây vối là loại ưa thích ánh nắng, có thể chịu được hạn và phát triển tốt ở môi trường có khí hậu nhiệt đới. Bạn nên trồng cây có ánh sáng ít nhất 6 tiếng một ngày để đảm bảo cây nhận được đủ ánh sáng cần thiết để sinh trưởng tốt.
Đất trồng cây cần tơi xốp, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng trong đất phải cao. Nếu có bạn hãy trộn thêm xơ dừa, tro trấu hoặc phân bò hữu cơ cung cấp cho cây đủ dinh dưỡng hơn.
Chuẩn bị chậu trồng cây vối thích hợp
Chọn các loại chậu như chậu nhựa siêu bền, sành sứ hay chậu đất nung có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Bạn nên chọn chậu có dáng cao, đường kính rộng hơn rễ cây và chậu không sứt mẻ.
Các cách trồng cây vối trong chậu
Có 3 cách trồng cây vối hiệu quả và phổ biến đó là trồng cây vối bằng cây giống, bằng cành và bằng hạt. Mỗi cách trồng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Trong đó, thời điểm chung để trồng cây vối là vào đầu mùa xuân tháng 1 và đầu mùa mưa tháng 7.
Trồng cây lá vối bằng cây giống
Cây vối trồng trong chậu bằng phương pháp này thường có hiệu quả cao nhất, khả năng sống cao hơn cây rễ trần, khi trồng bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Sau khi đã chọn được cây giống phù hợp, bạn cho đất đã chuẩn bị vào chậu. Lưu ý đất chỉ chiếm khoảng ⅔ chậu, sau đó xịt nước vào đất để làm ẩm đất. Trước đó hãy lót một ít mảnh vỡ của xỉ than hoặc đất nung để giữ chất dinh dưỡng lại cho cây.
- Bước 2: Nhẹ nhàng tháo nilon của bầu đất cây giống ra và đặt vào chậu.
- Bước 3: Lấp phần đất còn lại và nén chặt cây vối trong chậu. Bạn có thể dùng một cây cọc gỗ cắm xuống đất tránh cây bị đổ hay nghiêng.
- Bước 4: Tưới thật nhiều nước cho cây vào lần tưới đầu tiên.
Cách trồng cây vối bằng cành
Cách trồng này khá hiệu quả, biết được nguồn gốc và tiết kiệm được chi phí mua giống cây. Bạn cần lựa chọn cành chiết khỏe mạnh, không có nấm mốc hay sâu bệnh.
Cành vối chiết được bọc lại trên vết cắt của cành cây. Đợi tầm 1 – 2 tháng đến khi ra rễ con sẽ bỏ nilon và đem trồng vào chậu như cách trồng bằng cây giống ở trên. Hãy nhớ cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khi trồng phải thật nhẹ nhàng tránh không để gãy rễ con.
Cách trồng cây vối bằng hạt
Cách trồng này tuy tốn nhiều thời gian hơn so với 2 cách trên tuy nhiên sẽ là phương pháp thích hợp cho những ai muốn chăm sóc cây từ lúc còn nhỏ.
Thông thường, hạt vối sẽ được ươm trong bầu đất, đến khi trở thành cây con sẽ được cho ra và trồng bình thường trong chậu. Trong quá trình gieo hạt cần cung cấp đủ các chất khoáng, từ đó hạt sẽ phát triển thành cây vối sau vài tháng gieo mầm.
Cách chăm sóc cây vối trong chậu sau khi trồng
- Tưới nước: Trong khoảng thời gian đầu trồng cây con, bạn cần tưới nước thường xuyên 2 lần mỗi ngày. Sau khi cây vối đã cứng cáp hơn bạn có thể giảm tần xuất tưới lại. Tuy nhiên, không cần tưới quá nhiều lần và không để cây quá khô trong một thời gian dài.
- Ánh sáng: Bạn cần đặt chậu cây vối ở vị trí có ánh sáng chiếu ít nhất 6 tiếng/ ngày. Bên cạnh đó, nếu cây quá cao che khuất ánh nắng, bạn cần cắt tỉa để cây đón ánh nắng tốt hơn.
- Phân bón cho cây: Cần bón phân định kỳ, bởi cây vối trồng trong chậu thường bị hút hết và rửa trôi chất dinh dưỡng trong quá trình tưới tiêu. Các loại phân phù hợp như phân hữu cơ, phân NPK. Ngoài ra, cỏ dại hay mọc quanh chậu để có thể tối ưu việc bón phân bạn cũng cần dọn cỏ thường xuyên.
- Theo dõi sâu bệnh gây hại: Thăm nom, kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề sâu bệnh hại. Nếu phát hiện cần sử dụng các biện pháp kiểm soát như bắt sâu bằng tay hay dùng thuốc trừ sâu.
Thu hoạch
Sau khi cây trồng được 2 tháng, bạn có thể hái lá và hãm trà tươi hoặc khô để uống. Lưu ý, khi thu hoạch bạn ngắt lá nhẹ nhàng tránh gãy cành. Thời điểm sau khi thu hoạch nên bón phân thêm để cây vối tiếp tục ra chồi non.
Kết Luận
Hi vọng, thông qua những chia sẻ hữu ích về cách trồng cây vối trong chậu bằng nhiều phương pháp khác nhau cũng như giới thiệu về đặc điểm, công dụng của cây. Vườn Xuân Phong chúc các bạn sở hữu một cây vối ưng ý và sử dụng chúng đúng cách để nâng cao sức khỏe của bản thân nhé!