Cách Trồng Cây Lộc Vừng Con Tốt Cho Phong Thủy

Cách Trồng Cây Lộc Vừng Con Tốt Cho Phong Thủy

Cây lộc vừng là loại cây cảnh được trồng phổ biến trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây lộc vừng con mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Hãy cùng Vườn Xuân Phong tìm hiểu ý nghĩa và cách trồng cũng như chăm sóc cây lộc vừng con tốt cho phong thủy nhé!

Tìm Hiểu Về Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng là gì?

Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, tại Việt Nam cây phổ biến được trồng nhiều từ Nam ra Bắc. Đây là loại cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác, có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả. Và hoa thường có 2 màu là trắng với đỏ, mọc thành từng chùm dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt.

Các loại cây lộc vừng

Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại thường thấy là lộc vừng hoa đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng.

  • Lộc vừng hoa đỏ: Thường được nhiều người chọn trồng nhất, bởi cây có hoa màu đỏ nổi bật, quyến rũ và kèm theo hương hoa thoang thoảng.
  • Lộc vừng hoa trắng: Sở hữu màu hoa trắng trông bắt mắt, loài hoa này thường nở thành từng chùm trắng nên thường được trồng với mục đích làm đẹp sân vườn và trang trí cảnh quan.
  • Cây rau vừng: Hay được gọi cây chiếc thường được trồng nhiều tại những nơi dọc bờ biển hay các vùng ngập mặn miền Nam. Cây rau vừng với tán lá cây xum xuê, thường được trồng để cung cấp bóng mát. Đặc biệt là cây ra quả từ cành cây chứ không phải từ hoa.
  • Bạn đang đọc Cách Trồng Cây Lộc Vừng Con Tốt Cho Phong Thủy ở chuyên mục Nông Nghiệp trên website Vườn Xuân Phong

    Tìm Hiểu Về Cây Lộc Vừng
    Tìm Hiểu Về Cây Lộc Vừng

Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng

Cây lộc vừng tượng trưng cho sự tài lộc, may mắn, thịnh vượng và sự sung túc. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình, anh em hòa thuận, đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa. Ngoài ra theo quan niệm dân gian, trong nhà có trồng cây lộc vừng ra hoa đỏ từng chùm báo hiệu gia chủ có tin vui, phát đạt.

Trong phong thủy, cây lộc vừng khá hợp với những người có tuổi Mậu Tý, Nhâm Ngọ, Quý Mùi,… Không những vậy, những người có mệnh Hỏa, mệnh Mộc, mệnh Thủy cũng rất phù hợp với loại cây này.

Ngoài ý nghĩa phong thủy hay dùng để trang trí, các bộ phận của cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá với những công dụng đặc biệt có lợi cho sức khỏe.

Cách Trồng Cây Lộc Vừng Con

Trồng cây lộc vừng con đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, để duy trì cây luôn xanh tươi không chỉ đem lại vẻ đẹp mà còn mang đến sự tài lộc và may mắn cho gia đình. Dưới đây là cách giúp bạn trồng cây lộc vừng con thành công và giữ cho nó luôn khỏe mạnh:

  • Bước 1: Cần chuẩn bị cây lộc vừng con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bạn có thể chọn mua tại những cửa hàng vườn ươm chất lượng, uy tín về trồng. Chọn loại đất trồng có độ tơi xốp cao, pH đất từ 6,5 – 7,5 và vị trí trồng phù hợp, thoát nước tốt. Trước khi trồng, hãy chuẩn bị đất bằng cách pha trộn giữa phân bón hòa tan và phân hữu cơ theo liều lượng thích hợp.
  • Bước 2: Đối với trường hợp trồng cây lộc vừng con ngoài vườn, bạn có thể đào hố có độ sâu vừa phải sao cho vừa đủ để đặt cây con vào. Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu, thì chậu cây phải có đáy thật sâu, có lỗ thoát nước như vậy rễ mới sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Bước 3: Tiếp đến chỉ cần đặt giống cây lộc vừng con vào, lấp một lớp đất lên trên, đồng thời ém chặt đất đủ để cây đứng vững. Sau đó thì tưới nước giữ ẩm.

Một yếu tố phong thủy mà bạn cần lưu ý đó là không nên trồng cây lộc vừng ngay chính giữa lối đi vào nhà. Bởi vì, theo quan niệm cây sẽ chắn đường tài lộc của gia chủ. Ưu tiên trồng bên phải hoặc trái ngôi nhà.

Cách Trồng Cây Lộc Vừng Con
Cách Trồng Cây Lộc Vừng Con

Cách Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Con

Cây con mới trồng bạn chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất, không cần tưới quá nhiều. Tránh việc gây ngập úng và làm cây mục rễ. Đồng thời, cũng không nên tưới quá ít để cây trong tình trạng thiếu nước kéo dài.

Cây lộc vừng ưa ánh sáng nên khi trồng cây, bạn chọn vị trí có ánh sáng đủ 4 phía để cây ra tán đều đẹp. Kiểm tra và loại bỏ các vật cản che ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cây không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

Bón phân và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây con vừa trồng. Theo dõi sự phát triển của cây và điều chỉnh lượng phân bón đều đặn, phù hợp.

Ngoài ra, theo dõi và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu của sâu bệnh hoặc côn trùng gây hại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tỉa cành thường xuyên và tạo dáng từ cây con giúp cây lộc vừng hạn chế sâu bệnh và có dáng đẹp mắt.

Kết Luận

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về cây lộc vừng cũng như cách trồng cây lộc vừng con hiệu quả, tốt cho phong thủy. Qua đây, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có thể trồng, chăm sóc cây lộc vừng của mình thành công và mang đến nhiều tài lộc cho gia đình.

Avatar
Vườn Xuân Phong - Điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, nơi chia sẻ kỹ năng và niềm đam mê về trồng trọt và làm đẹp vườn nhà.
Back To Top