Trồng rau nhà kính là hình thức canh tác cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng trong nông nghiệp hiện đại. Rau được trồng trong nhà kính thường sinh trưởng tốt, từ đó mang lại năng suất vượt trội cho bà con nông dân. Mời bạn đọc cùng Vườn Xuân Phong tìm hiểu và khám phá cách làm nhà kính trồng rau hiệu quả và đơn giản dưới bài viết này nhé!
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Trồng Rau Nhà Kính
Trồng rau nhà kính là gì?
Trồng rau nhà kính là mô hình trồng rau, củ quả bên trong khung nhà được thiết kế bằng kính hoặc màng nhà kính, hay các vật liệu có thể tránh được các tác động từ bên ngoài môi trường như nắng, mưa, gió,… đặc biệt là các loại côn trùng có hại.
Một số tỉnh ở nước ta hiện nay đã bắt đầu thử nghiệm mô hình nhà kính vào trong trồng trọt. Mặc dù chi phí cho phương pháp này khá cao nhưng bù lại sản phẩm đạt chất lượng tốt khi thu hoạch và mang lại giá trị kinh tế ổn định cho nông dân.
Các loại rau trồng trong nhà kính
Trồng rau sạch trong nhà kính có thể áp dụng cho rất nhiều loại rau khác nhau như rau xà lách, cải, rau dền, ngò gai, rau muống, rau bina,… Đặc biệt với phương pháp này rau sẽ có màu xanh đậm, lá to và tỉ lệ cây nảy mầm cao hơn so với trồng bên ngoài.
Ngoài ra, nhà kính tạo nên môi trường lý tưởng cho sự phát triển và sinh trưởng của các loại cây như cà chua, dưa leo, ớt chuông, củ cải, các loại cây họ bầu bí,…
Lợi ích của việc trồng rau nhà kính
- Hạn chế ảnh hưởng tác động của thời tiết khắc nghiệt.
- Chống lại những yếu tố môi trường, bảo vệ cây trồng khỏi thiệt hại.
- Kiểm soát côn trùng, sâu bệnh gây hại giúp bảo vệ rau quả sinh trưởng tốt.
- Giữ hơi nước tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
- Tiết kiệm thời gian chăm sóc và chi phí hoạt động.
- Thâm canh, tăng vụ giúp tăng hiệu suất lao động và giá trị kinh tế cao.
Cách Làm Và Chi Phí Xây Dựng Nhà Kính Trồng Rau Sạch
Chuẩn bị vật liệu
- Lựa chọn khu vực phù hợp: Chọn nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh trực tiếp ánh nắng và hướng gió. Đồng thời, chọn nơi có diện tích rộng và đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng sẽ là một lợi thế.
- Mô hình nhà kính: Nhà kính có nhiều loại mái như mái chữ A, hình vòm, mái đóng, mở cố định hoặc tự động,… Vì vậy, bạn cần lên sẵn ý tưởng để đảm bảo diện tích và không gian cho việc trồng cây sau này.
- Màng phủ: sử dụng màng nhà kính chuyên dụng để chống tia UV và truyền dẫn ánh sáng tốt cho cây trồng.
- Nẹp ziczac: Lúc căng màng kính lên giàn cần phải cố định lại bằng nẹp ziczac. Điều nay có tác dụng giữ chắc và tránh gió bão thổi mạnh làm lật bay, rách màng.
- Kính: Đây là loại vật liệu truyền thống trong việc xây dựng cũng như thiết kế nhà kính trồng rau. Loại vật liệu này có khả năng giữ nhiệt tốt và hạn chế tác động của tia cực tím. Đồng thời giúp cho nhiệt độ trong nhà kính ổn định hơn.
- Khung giàn: Để làm giàn nhà kính cần có các vật liệu như: khung sườn cột trụ. Các vật liệu này thường làm bằng các thép cuộn, cột thép, tấm vỉ thép. Chúng có tính chất bền, linh hoạt dễ tháo dỡ rất thuận tiện trong việc lắp đặt.
- Hệ thống làm mát: tưới theo dạng nhỏ giọt và đảm bảo hệ thống tưới nước hoạt động tốt.
- Hệ thống chiếu sáng: sử dụng bóng đèn chiếu sáng thay vì sử dụng trực tiếp ánh nắng mặt trời.
Các bước thi công nhà kính trồng rau
- Bước 1: Chuẩn bị nền móng lắp đặt
Để việc trồng rau nhà kính được bền vững, bạn cần đặt nhà kính trên nền và móng cho vững chắc. Đồng thời, đặt gần nguồn nước và tránh chọn khu đất có dây điện hay đường ống nước để ảnh hưởng không tốt sau này.
- Bước 2: Dựng nhà kính
Lắp đặt khung giàn, cửa và mái theo bản thiết kế đã chuẩn bị sẵn. Đồng thời bạn cần chú ý đến điều kiện sử dụng thực tế sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Bước 3: Lắp đặt những hệ thống khác
Sau khi đã dựng nhà kính xong, lắp đặt các hệ thống khác như hệ thống thông thông gió, hệ thống ống dẫn nước hay hệ thống giá, kệ để trồng rau,… Trong đó, hệ thống thông gió cần có thêm lưới chắn để tránh các yếu tố xâm nhập từ môi trường ngoài. Bên cạnh đó, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà kính.
- Bước 4: Trải màng phủ nhà kính
Bước phủ màng lên giàn khá quan trọng, các bạn không nên bỏ qua. Sau đó, dùng nẹp ziczac để cố định lại màng phủ cho chắc chắn. Đừng quên để lại một khoảng trống để làm lỗ thông hơi lớn và các lỗ nhỏ quanh đó để giúp lưu thông không khí tốt. Cuối cùng, cắt các phần màng dư thừa xung quanh để gọn hơn.
- Bước 5: Hoàn thiện nhà kính trồng rau
Sau khi thực hiện xong 4 bước trên, bạn cần kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo và hoàn thiện. Vậy là bạn đã có thể tiến hành trồng rau trong nhà kính được rồi.
Chi phí xây dựng xây dựng nhà kính trồng rau sạch
Về chi phí nếu quý khách hàng thi công với diện tích càng lớn thì giá sẽ càng tối ưu hơn. Tổng chi phí làm nhà kính 1000m2 thường nằm trong khoảng 200.000.000 – 400.000.000 vnđ, gồm các chi phí như sau:
- Về vật liệu: Bao gồm chi phí màng nhà kính, vật liệu làm giàn và nẹp ziczac.
Giá màng nhà kính LineForce – Mỹ trung bình từ 14.000 – 16.000 vnđ/ m2, nhà kính Israel sẽ dao động từ 13.000 – 14.000 vnđ/ m2 tùy vào từng loại màng.
Giá các vật liệu làm giàn còn tùy thuộc vào độ dày và kích thước của thép. Ví dụ như, thép cuộn 3ly khổ 1m x 20m sẽ có giá từ 1.400.000 – 1.600.000 vnđ/ cuộn, theo đó loại 4ly, 5 ly giá sẽ chênh hơn vài trăm nghìn.
Đối với giá nẹp ziczac, mỗi mét dài dao động từ 10.000 – 28.000 vnđ, tùy vào giá bán lẻ hay bán cho công trình lớn.
- Về thuê nhân công
Để lắp đặt mô hình trên với công nghệ cao thì phải cần đến một đội có chuyên môn từ việc thiết kế cho đến thi công. Thông thường người ta sẽ thuê thầu trọn gói cả công trình sẽ tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu thời gian hơn so với thuê nhân công riêng lẻ. Giá thầu sẽ được tính dựa trên mét vuông tùy vào mức giá chung của từng khu vực.
- Về chi phí khác: Chi phí mua giống, phân bón, lắp đặt hệ thống tưới tiêu, hệ thống ánh sáng, tiền điện nước,…
Kết Luận
Qua bài viết trên, với những lợi ích và cách xây dựng mô hình trồng rau bằng nhà kính không chỉ cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng mà còn hỗ trợ bảo vệ môi trường hiệu quả. Nhờ vậy, phương pháp trên là một lựa chọn đáng xem xét và thực hiện đối với những ai đang quan tâm đến việc trồng rau sạch bền vững, lâu dài.